- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Những điều cần biết về biến chứng tại thận của bệnh đái tháo đường
Lượng đường huyết cao nên ăn các thực phẩm này ngay lập tức
Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ khiến con dễ bị đái tháo đường sau này?
Bệnh đái tháo đường type 2 có chữa khỏi được không?
Cách tự mình kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 hiệu quả
Trước đây, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thường phát hiện muộn, việc điều trị cũng chưa thật tốt nên người bệnh thường chết trước khi biến chứng thận trở nên nặng nề. Ngày nay, nhờ những tiến bộ của y học cũng như trình độ hiểu biết của người bệnh được nâng cao, việc chẩn đoán và điều trị ĐTĐ đã được cải thiện rõ rệt, tuổi thọ của người bệnh kéo dài hơn. Lúc này biến chứng tại thận xuất hiện ngày càng tăng và là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của ĐTĐ.
Đặc điểm tổn thương thận ở bệnh nhân ĐTĐ
Các dấu hiệu thường gặp: Thận to 140%, phù nề giãn rộng khoảng kẽ, dày màng đáy, xơ hoá cầu thận dạng nốt, tổn thương mạch máu.
Các tổn thương thận do ĐTĐ gây ra
Tổn thương cầu thận: Xơ hóa mạch thận lan tỏa, tổn thương dạng nốt, xơ hóa màng đáy cầu thận, xơ hóa ổ.
Tổn thương mạch thận: Thoái hóa kính (hyalin hóa) lớp áo giữa mạch thận, xơ hóa mạch thận.
Tổn thương tổ chức kẽ thận: Thoái hóa kính ống lượn gần, lắng đọng phức hợp glycogen (hội chứng Armani-Ebstein), teo ống thận, xơ hóa kẽ thận.
Làm sao để phát hiện bệnh thận do ĐTĐ?
Ảnh minh họa về biến chứng thận do đái tháo đường
TS.BS Nguyễn Vĩnh Hưng, Trưởng khoa Thận tiết niệu và lọc máu, Bệnh viện E cho biết, dấu hiệu đầu tiên của tổn thương thận ĐTĐ là đạm niệu (Protein niệu). Vì thế, tất cả các bệnh nhân ĐTĐ bắt buộc phải xét nghiệm nước tiểu để tìm đạm niệu.
Quá trình từ khi không có đạm niệu đến khi xuất hiện bệnh thận lâm sàng tuỳ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh, thể bệnh đái tháo đường và chất lượng điều trị. BS. Vĩnh Hưng cũng cho biết, trong thực tế có rất nhiều trường hợp, bệnh nhân đến bệnh viện khi đạm niệu nhiều, hay thận đã suy vì trước đó không đi kiểm tra và bệnh ĐTĐ âm ỉ tiến triển đã phá huỷ hệ thống thận tiết niệu. Thêm vào đó, việc điều trị không đúng, dùng thuốc sai chỉ định sẽ nhanh chóng làm bệnh thận nặng lên.
Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi suy thận nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc phát hiện sớm hay muộn và điều trị hiệu quả hay không. Đạm niệu không chỉ là biểu hiện sớm của tổn thương thận mà còn là một “chỉ điểm” của nguy cơ cao biến chứng tim mạch và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người ĐTĐ có đạm niệu có nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim cao gấp hai lần so với người không có đạm niệu.
Ngoài đạm niệu, tăng huyết áp cũng là một biểu hiện hay gặp trong bệnh thận đái tháo đường. Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của tổn thương thận. Thống kê cho thấy, 30% bệnh nhân ĐTĐ mới mắc có biểu hiện tăng huyết áp và 70% bị tăng huyết áp trong giai đoạn bệnh thận nặng. Tuy nhiên dù bằng hình thức nào, tăng huyết áp cũng sẽ làm chức năng hoạt động của thận suy giảm nhanh chóng hơn. Người bệnh béo phì, lười vận động, ăn mặn có nguy cơ tăng huyết áp hơn nhiều lần.
Phòng ngừa biến chứng thận do ĐTĐ thế nào?
Kiểm soát đường huyết và huyết áp giúp bảo vệ thận do biến chứng của đái tháo đường
Kiểm soát tốt đường huyết: Khi điều chỉnh đường huyết tốt có thể ngăn chặn được bệnh thận tiến triển. Cần chú ý một số thuốc điều trị ĐTĐ thải trừ qua thận, nên khi thận đã tổn thương có thể làm tăng các tác dụng phụ. Người bệnh cần được tư vấn điều trị cho phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Người bệnh cũng cần theo dõi sát nồng độ HbA1c vì đây cũng là xét nghiệm nói lên sự tương quan giữa tổn thương thận và điều chỉnh đường huyết.
Kiểm soát tốt huyết áp và đạm niệu: Thay đổi lối sống và chế độ ăn là phương thuốc hữu hiệu làm giảm bệnh. Giảm cân, giữ cho cân nặng ở mức phù hợp và không hút thuốc lá, chú ý tăng cường hoạt động thể lực, tập thể dục và sinh hoạt đều đặn. Chế độ ăn nhạt vừa phải, giảm mỡ không chỉ làm giảm huyết áp mà còn làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch khác. Mục đích hạ áp ở người ĐTĐ là đưa con số xuống 120/80mmHg.
Sử dụng các thảo dược: Hiện nay việc điều trị ĐTĐ bằng thảo dược kết hợp với dùng thuốc theo đúng chỉ định đang được giới khoa học tin dùng bởi hiệu quả cao, dễ sử dụng và an toàn. Điều đáng nói, các nghiên cứu đã cho thấy, ở Việt Nam có rất nhiều dược liệu quý có tác dụng trong việc kiểm soát và phòng ngừa biến chứng của bệnh ĐTĐ như khổ qua (mướp đắng), dây thìa canh, thương truật, hoài sơn, sinh địa, linh chi… Các thảo dược này cũng rất tốt để phòng ngừa bệnh cho những người có nguy cơ cao mắc ĐTĐ.
Nguyên Hương H+
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
XNQC: 00811/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh.
Bình luận của bạn